Hầm rút nước thải đóng một vai trò rất quan trọng đối với hệ thống thoát nước sinh hoạt. Giúp giữ vệ sinh môi trường xung quanh được trong sạch và hạn chế tình trạng tắc nghẽn. Nhưng làm cách nào để làm hầm rút đúng chuẩn? Trong bài viết này chúng tôi sẽ chia sẻ đến các bạn cách làm hầm rút nước thải sinh hoạt đúng kỹ thuật. Theo dõi bài viết để bổ sung thêm kiến thức có ích nhé!
THAM KHẢO THÊM:
Khái niệm về hầm rút nước thải sinh hoạt
Hầm rút nước thải hay còn gọi là bể phốt, hầm cầu, hầm tự hoại. Công trình này được sử dụng với mục đích là dự trữ các chất thải hữu cơ hàng ngày. Sau một thời gian những chất này được phân huỷ thành nước. Qua hệ thống lọc rồi được xả ra ngoài theo đường ống thoát.

Cần phải xây dựng hầm rút vì chất thải cần được xử lý và làm sạch trước khi đưa ra môi trường. Tránh gây ảnh hưởng đến sức khoẻ và cảnh quan của môi trường xung quanh.
Cách làm hầm rút nước thải đúng chuẩn kỹ thuật
Cách làm hầm rút nước thải sinh hoạt không cần quá phức tạp nhưng phải thực hiện đúng kỹ thuật. Cách làm được thực hiện theo các bước như sau:

Bước 1: Xác định vị trí thi công làm hầm rút
Đây là việc làm đầu tiên trong thi công hầm rút nước thải. Nó cần phải cách một khoảng nhất định với nhà ở để đảm bảo môi trường được thông thoáng. Tùy diện tích, phong thủy mà gia chủ chọn vị trí hầm rút phù hợp.
Tuy nhiên theo kinh nghiệm thì muốn hầm rút có độ bền lâu, ít xuống cấp. Gia chủ nên đặt nó nơi khô ráo. Tránh xa các mạch nước ngầm và cần đặt gần cống thoát nước công cộng.
Bước 2: Xác định diện tích của hầm rút
Cần xác định diện tích hầm rút cho phù hợp với lượng nước thải. Tránh tình trạng quá tải, tràn chất thải gây mất vệ sinh và nguy hiểm. Việc sửa chữa, khắc phục tình trạng chất thải quá tải là rất khó khăn và phức tạp. Vì thế cần tính toán thật kỹ và linh hoạt.
Thông thường nếu gia đình từ 5-7 người thì diện tích hầm sẽ rơi vào khoảng 2m3. Có thể làm hầm rút dạng 2 ngăn hoặc 3 ngăn tùy nhu cầu. Tuy nhiên khi thiết kế hầm rút bạn cần lưu ý:
- Ngăn chứa phải đặt một ống thông hơi đúng tiêu chuẩn kỹ thuật. Ống thông hơi có đường kính khoảng 27mm là phù hợp. Phía trên ống cần gắn cút chữ T, cần đặt cao hơn mái nhà khoảng 30-40cm.
- Hai đầu ngăn chứa phải được lắp nắp kiểm và được trát kín
- Khu vực giữa ngăn chứa và ngăn lắng phải thiết kế thông với nhau. Chỗ thông này sẽ đặt nút chữ L (đặt ngược). Đường kính cút khoảng 90mm, điều này để đảm bảo chất thải không trào ngược trở lại.
Bước 3: Kiểm tra hầm rút nước thải trước khi sử dụng
Sau khi thi công xong, bạn cần kiểm tra hoạt động của hầm chứa kỹ càng. Sau đó tiến hành đổ nước vào bể rồi với bắt đầu sử dụng.
Sau khi hầm rút nước thải được đưa vào sử dụng, cần thường xuyên kiểm tra hầm định kỳ. Để tránh tình trạng tắc nghẹt hoặc tràn chất thải. Sẽ gây ra mùi hôi thối khó chịu ảnh hưởng đến cuộc sống và môi trường.

Chúng tôi vừa chia sẻ đến các bạn cách làm hầm rút nước thải sinh hoạt đúng chuẩn kỹ thuật. Hi vọng bài viết sẽ cung cấp cho bạn thêm nhiều kiến thức. Để bạn có thể thiết kế và thi công hầm rút cho gia đình mình đúng kỹ thuật. Nếu bạn đang muốn tư vấn thêm về cách làm hầm rút nước thải. Hãy liên hệ ngay với PH – EU chúng tôi qua hotline: 096 493 7777. Hoặc truy cập vào Website https://ph-eu.com.vn/ để được tư vấn!