Nuôi cấy vi sinh trong xử lý nước thải như thế nào?

Nuôi cấy vi sinh giúp cho hệ vi sinh nước thải phát triển tốt. Điều này mang lại hiệu quả cao trong xử lý các chất hữu cơ. Tuy nhiên công đoạn đòi hỏi nhiều kỹ năng và kinh nghiệm. Vậy quy trình nuôi cấy vi sinh trong xử lý nước thải được thực hiện như thế nào? Bài viết dưới đây chúng tôi xin chia sẻ một số thông tin về công đoạn này cho bạn đọc tham khảo nhé!

THAM KHẢO THÊM:

Các công đoạn cần chuẩn bị trước khi nuôi cấy vi sinh trong nước thải

Để quá trình nuôi cấy bùn vi sinh trong xử lý nước thải được diễn ra thuận lợi. Chúng ta cần chuẩn bị các công đoạn sau thật tốt:

Các công đoạn cần chuẩn bị trước khi nuôi cấy vi sinh trong nước thải
Các công đoạn cần chuẩn bị trước khi nuôi cấy vi sinh trong nước thải

Bước 1:  Kiểm tra lại hệ thống trước khi tiến hành nuôi cấy vi sinh

Kiểm tra hệ thống trước khi tiến hành nuôi cấy bao gồm:

  • Kiểm tra công nghệ đã đạt chuẩn để tiến hành nuôi cấy vi sinh hay không. Việc làm này đòi hỏi người làm phải có chuyên môn về công nghệ xử lý nước thải. Hiểu được các nguyên lý cơ chế xử lý từng công trình và kinh nghiệm thực tế.
  • Kiểm tra lưu lượng nước thải đầu ra, các yếu tố điều kiện tự nhiên và nhân tạo: Hàm lượng và nồng độ ô nhiễm nước thải đầu vào sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng nuôi cấy và sự phát triển của vi sinh vật. Do đó cần kiểm tra kỹ lưỡng, chắc chắn.

Bước 2: Nuôi cấy lại hệ thống hoặc khởi động hệ thống mới hoàn

Trước khi tiến hành nuôi cấy vi sinh cần khởi động hệ thống. Để kiểm tra và cài đặt các thông số và thiết bị trong hệ thống. Để điều chỉnh lưu lượng nước thải, lưu lượng khí cấp cho hệ thống xử lý sinh học.

Hướng dẫn quy trình nuôi cấy vi sinh trong hệ thống xử lý nước thải

Trước khi tiến hành nuôi cấy vi sinh bạn cần phải khởi động lại hệ thống. Để đảm bảo các thiết bị trong hệ thống hoạt động ổn định. Các bước tiến hành nuôi cấy vi sinh được thực hiện như sau:

Hướng dẫn quy trình nuôi cấy vi sinh trong hệ thống xử lý nước thải
Hướng dẫn quy trình nuôi cấy vi sinh trong hệ thống xử lý nước thải

Bước 1: Bổ sung lượng vi sinh đã được tính toán trước vào bể

Bổ sung lượng vi sinh đã được tính toán trước vào bể. Nồng độ bùn cung cấp sẽ rơi vào khoảng 10-15% trên tổng nồng độ bùn cần thiết cho hệ thống. Toàn bộ thời gian nuôi cấy sẽ được kiểm tra về nồng độ nước thải đầu vào. Đồng thời sẽ cân đối các chất dinh dưỡng cho vi sinh phát triển.

  • Đầu tiên bạn cần bổ sung thêm men vi sinh vào bể xử lý.
  • Kiểm tra các chỉ số DO trong nước thải.
  • Kiểm tra các thông số: về độ pH, Nhiệt độ, SV30, độ màu, mùi của vi sinh. Đồng thời kiểm tra khả năng tạo bông và khả năng lắng của bùn.
  • Kiểm tra bùn vi sinh, nếu cần phải bổ sung thêm chất dinh dưỡng để đạt tỷ lệ BOD5:N:P = 100:5:1.

Bước 2: Theo dõi lượng nước mỗi ngày

Nếu hệ thống xử lý nước thải đã hoạt động ổn định. Bạn chỉ cần theo dõi kiểm tra lượng nước ra mỗi ngày. Nếu thấy chất lượng đầu ra chưa đạt chuẩn, bạn cần xem lại chế độ hoạt động. Kiểm tra các thông số đầu vào, đánh giá bùn và theo dõi nước đầu vào. Tăng thời gian lưu cho bể để đảm bảo lượng nước ra đạt quy chuẩn.

Theo dõi lượng nước mỗi ngày
Theo dõi lượng nước mỗi ngày

Chúng tôi vừa chia sẻ đến các bạn quy trình nuôi cấy vi sinh trong xử lý nước thải. Hi vọng bài viết bổ sung cho bạn đọc nhiều kiến thức bổ ích. Nếu bạn đang cần tư vấn về quy trình nuôi cấy vi sinh trong vấn đề xử lý nước thải. Hãy liên hệ với PH – EU chúng tôi qua hotline: 096 493 7777. Hoặc truy cập vào website: “ph-eu.com.vn” để được hỗ trợ sớm nhất!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

096.493.7777
icons8-exercise-96 chat-active-icon