Hàm lượng amoni và nitơ cao trong nước thải là vấn đề nan giải của các nhà máy, khu đô thị, cao ốc… hiện nay. Nếu không xử lý tình trạng này triệt để sẽ ảnh hưởng xấu đến môi trường và sức khỏe con người. Vậy amoni là gì? Tại sao cần xử lý amoni trong nước thải? Cùng tìm hiểu vấn đề này trong bài viết dưới đây của PH- EU nhé!

Amoni là gì?
Amoni được hiểu là một trạng thái hóa trị của Nitơ có công thức hóa học là NH3. Amoni là chất khí không màu nhưng lại có mùi khai. Nó nhẹ hơn không khí và có thể tan trong nước.
Thông thường Amoni sẽ tồn tại dưới 2 dạng là NH3 và NH4+. Trong nước uống Amoni sẽ bao gồm: Amoni tự do, monochloramine (NH2Cl), trichloramine và dichloramine (NHCl2)
THAM KHẢO THÊM:
Tình trạng của amoni trong nước thải hiện nay
Với mức độ sử dụng nước sinh hoạt lớn tại các nhà máy, khu công nghiệp, công trình xây dựng sẽ sinh ra một lượng lớn nước thải sinh hoạt. Lượng nước thải sẽ chứa các chỉ tiêu ô nhiễm như: Chất hữu cơ, vi sinh vật, N, P, chất rắn lơ lửng…

Rất nhiều trường hợp hàm lượng amoni và nitơ trong nước thải sinh hoạt vượt quy định từ 3-8 lần. Chỉ số amoni dao động từ 60-120mg/l. Trong khi đó chỉ số BOD và COD lại thấp.
Amoni bản thân nó sẽ không gây lại. Tuy nhiên các hợp chất sinh ra do quá trình oxy hóa amoni lại rất độc hại. Nó ảnh hưởng trực tiếp đến môi trường và sức khỏe con người. Bên cạnh đó Amoni còn làm hao hụt Clo trong quá trình khử nước do NH3 kết hợp với Clo. Làm mất đi tác dụng khử trùng. Vì thế xử lý amoni trong nước thải là việc làm hết sức cần thiết và quan trọng.
Tại sao chúng ta cần phải xử lý amoni trong nước thải?
Xử lý amoni trong nước là việc làm hết sức cần thiết bởi những lý do sau:
-
- Amoni gây ra những cản trở trong công nghệ xử lý nước cấp. Gây ảnh hưởng đến chất lượng nước sau khi xử lý.
- Nồng độ amoni trong nước cao sẽ tạo thành các nitrat, nitrit. Các chất này có thể biến thành Nitroso – chất tiền gây bệnh ung thư. Nước nhiễm amoni dễ dàng chuyển hóa thành các chất độc hại, lại khó xử lý.
- Nước chứa nhiều Nitrit sẽ hấp thu vào máu ảnh hưởng rất lớn đến sức khoẻ của con người.
- Con người hít phải khí amoniac sẽ bị bỏng niêm mạc mũi, cố họng và phổi.
4 phương pháp xử lý amoni trong nước thải phổ biến hiện nay
Hiện nay có rất nhiều cách xử lý amoni trong nước thải đơn giản mà đem lại hiệu quả. Cụ thể là bao gồm 4 phương pháp dưới đây.

- Phương pháp hóa lý: Tripping, trao đổi ion và hấp phụ.
- Phương pháp điện hóa: Điện hóa được nghiên cứu sự chuyển đổi lẫn nhau của dạng lượng hóa học điện.
- Phương pháp hóa học: Oxy hóa amoni và kết tủa amoni bằng MAP
- Phương pháp sinh học: Quá trình nitrat, anammox và quá trình denitrat
Để lựa chọn phương pháp xử lý amoni phù hợp bạn cần xem xét các yếu tố chính. Đó là: Hiệu quả xử lý và giá thành. Điều quan trọng để quyết định phương pháp xử lý nước thải đó là xác định được nồng độ ammonium trong nước thải:
- Nếu nồng độ ammoni <100 mg/l thì sử dụng phương pháp vi sinh là thích hợp nhất.
- Nếu nồng độ ammoni từ 100 – 5.000 mg/l cũng có thể sử dụng phương pháp vi sinh. Hoặc có thể sử dụng phương pháp sục khí bay hơi
- Nếu nồng độ ammonium > 5.000 mg/l thì nên sử dụng phương pháp hóa lý. Nó sẽ phù hợp cả về mặt kỹ thuật lẫn mặt kinh tế.
Trên đây là một số thông tin về việc xử lý amoni trong nước thải hiện nay. Nếu bạn đang băn khoăn chưa biết lựa chọn phương pháp nào để xử lý nước thải cho doanh nghiệp của mình. Hãy liên hệ với PH – EU chúng tôi qua hotline: 096 493 7777. Hoặc truy cập vào Website https://ph-eu.com.vn/ để được tư vấn!