Sắt thông thường sẽ tồn tại song song với Mangan trong nước ngầm. Chính vì thế, khi nguồn nước bị nhiễm mangan sẽ gây ảnh hưởng không hề nhỏ trực tiếp đến sức khỏe và đời sống sinh hoạt của mọi người. Vậy, phương pháp xử lý nước ô nhiễm Mangan thế nào? Hãy tìm hiểu trong bài viết dưới đây ngay nhé!

Dấu hiệu nhận biết nguồn nước đã bị ô nhiễm mangan
Nguồn nước bị nhiễm mangan có biểu hiện rõ ràng để nhận biết vấn đề này cũng không quá khó. Bạn có thể dễ dàng nhận biết bằng cảm quan:
- Nhận biết qua mùi vị: Mangan hòa tan trong nước sẽ gây cho nước có mùi tanh rất khó chịu.
- Nhận biết qua màu sắc: Nước nhiễm mangan vẫn trong khi vừa mới được bơm lên bể chứa. Khi để một thời gian trong không khí thì nước sẽ bị đục.
- Nhận biết qua những dụng cụ thường dùng trong nhà:
- Nước nhiễm mangan sẽ làm cho quần áo từ trắng biến thành hoen ố
- Làm cho bồn chứa có lớp cặn đen bám vào đáy và thành bồn
- Sàn nhà và các dụng cụ bị ố màu nâu đen
- Các dụng cụ bằng kim loại có thể bị rỉ sét do nguồn nước này.
- Để xử lý nước cùng với clo để diệt khuẩn. Nếu nguồn nước có nhiễm mangan sẽ gây ra hiện tượng kết tủa cặn bám vào các đường ống. Lâu ngày sẽ gây ra hiện tượng tắc và hỏng đường ống.
THAM KHẢO THÊM:
Nước Ô Nhiễm Mangan gây ảnh hưởng như thế nào?
Nước ô nhiễm mangan ảnh hưởng rất lớn đến sinh hoạt hàng ngày và sức khỏe của người sử dụng. Cụ thể như sau:
Đối với sức khỏe con người
Mangan có mặt trong nước dạng ion hoà tan. Nếu ở hàm lượng <0,1mg/lít thì mangan có lợi cho sức khỏe. Tuy nhiên nếu hàm lượng mangan > 1-5mg/lít sẽ gây ra t ảnh hưởng đến một số cơ quan nội tạng của cơ thể. Gây ra các bệnh về đường hô hấp, hệ thần kinh, tim mạch. Ảnh hưởng rất lớn đến sức khoẻ của trẻ nhỏ. Làm giảm khả năng ngôn ngữ, giảm trí nhớ và giảm khả năng vận động.
Đối với sinh hoạt hàng ngày
Mn tiếp xúc với oxi sẽ bị oxy hoá làm cho nước có màu nâu đen và mùi tanh. Gây mất cảm quan. Chúng thường gây ra cặn ố bẩn trên các thiết bị. Sử dụng nước hàng ngày để giặt giũ, lau rửa sẽ ảnh hưởng đến độ bền của đồ dùng. Thậm chí nó còn gây tắc đường ống nước sinh hoạt.
Những nguyên nhân dẫn đến nước bị nhiễm mangan?
Dưới đây là nguyên nhân và ly do cần phải xử lý nước có nhiễm Mangan bạn nên biết:
Lý do cần xử lý nước bị nhiễm Mangan hiện nay
Đối với trong đời sống sinh hoạt thì khi nước bị nhiễm Mangan khi tiếp xúc với oxi sẽ bị oxy hóa và sẽ tạo thành Mangan dioxit hay còn được biết là MnO2 làm cho nước có mùi tanh của kim loại, có màu nâu đen và gây mất cảm quan.
Bên cạnh đó, thì Mangan trên các thiết bị thường gây ra cặn ố bẩn. Vì vậy, việc sử dụng nước hằng ngày để giặt giũ và lau rửa sẽ ảnh hưởng đến độ bền của đồ dùng. Đặc biệt, khi quần áo bị nhiễm Mangan sẽ đen trên quần áo và hình thành những vết ố bẩn màu nâu là do quá trình oxy hóa gây ra.

Các nguyên nhân để nhận biết nước bị nhiễm Mangan
- Thứ nhất các nguồn mạch nước ngầm khi đi qua các lớp đất đá và sẽ cuốn theo một hàm lượng lớn Mangan vào trong nước và sẽ làm nước bị nhiễm Mangan nặng.
- Nước Mangan bị rửa trôi trên mặt đất và chảy xuống các ao, hồ, sông , suối sẽ dần ngấm xuống mạch nước ngầm và do quá trình phong hóa hay còn được gọi là phá hủy đất đá và khoáng sản.
- Nguyên nhân là do khi xả thải chưa qua xử lý ra môi trường và ngấm xuống các nguồn nước gần khu chung cư có tập trung ở các vùng nông thôn và khi luyện kim, sản xuất và khai thác khoáng sản.

Các phương pháp xử lý nước nhiễm Mangan an toàn, hiệu quả cao?
Nước ô nhiễm mangan ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe và sinh hoạt của con người. Do vậy chúng cần được xử lý một cách triệt để tránh những hệ lụy không đáng có. Có rất nhiều cách để xử lý nước ô nhiễm mangan. Tuy nhiên dưới đây chúng tôi sẽ chia sẻ 3 phương pháp được áp dụng phổ biến nhất.
Phương pháp xử lý nước bị nhiễm Mangan bằng vật liệu học
Trên thị trường hiện nay có vô số vật liệu lọc chuyên nghiệp dùng để khử Mangan còn được gọi là xử lý nước nhiễm Mangan như: Vật liệu lọc Pyrolox, vật liệu lọc bằng cát Mangan và vật liệu lọc Birm. Các vật liệu này thường được sử dụng các cùng các vật liệu lọc khác như: Than hoạt tính, cát thạch anh, sỏi đỡ, Cation và Corosex, ODM,…
Phương pháp xử lý nước bị nhiễm Mangan bằng hệ thống bể lắng
Hệ thống bể lắng là quá trình làm giảm các hàm lượng cặn lơ lửng có trong nước nguồn giúp cho các tỷ lệ hạt cặn có tỷ trọng lớn hơn nước sẽ bị lắng xuống đáy bể. Tuy nhiên, hệ thống bể lắng này hiệu quả khi quá quá trình lắng sẽ phụ thuộc rất nhiều vào quá trình oxy hóa và phương pháp này được sử dụng sau khi nước nhiễm Mangan đã oxy hóa bằng hóa chất và được làm thoáng.
Xử lý nước ô nhiễm mangan bằng phương pháp làm thoáng
Xử lý nước ô nhiễm mangan bằng làm thoáng là làm giàu oxy cho nước. Để tạo điều kiện cho Mn2+ oxy hóa thành Mn4+, tạo thành hợp chất ít tan Mn(OH)4 hay MnO2. Sau đó dùng bể lọc để giữ lại, có thể làm thoáng nước nhiễm mangan bằng những cách sau:
- Giàn phun mưa kết hợp với quạt gió
- Làm thoáng bằng bề mặt lọc
- Sục oxy
- Sử dụng giàn mưa hoặc giàn phun sương xuống bể lọc đi qua các lớp vật liệu lọc
Bài viết trên, chúng tôi đã chia sẻ về những tác tại của Mangan và nguyên nhân gây nước bị nhiễm cùng với các phương pháp xử lý nước ô nhiễm Mangan đúng cách. Mong rằng, bài viết sẽ giúp ích cho bạn khi xử lý nước nhiễm. Nếu như bạn cần được tư vấn hay hỗ trợ, hãy liên hệ với chúng tôi qua trang website: https://ph-eu.com.vn/ để được giải đáp nhanh.