Xử lý nước thải bằng hệ thống đất ngập nước kiến tạo

Việc xử lý nước thải ngày càng có yêu cầu khắt khe trong cách lựa chọn công nghệ và hiệu quả xử lý. Để đảm bảo nguồn nước đạt tiêu chuẩn đầu ra trước khi thải ra môi trường. Gần đây việc sử dụng việc sử dụng mô hình đất ngập nước để xử lý nước nhiễm đang được nhiều sự quan tâm trên thế giới. Vậy xử lý nước thải bằng hệ thống đất ngập nước kiến tạo như thế nào? Cùng PH – EU tìm hiểu một số thông tin điển hình của phương pháp này nhé!

THAM KHẢO THÊM:

Xử lý nước thải bằng hệ thống đất ngập nước kiến tạo là gì?

Đây là hình thức xử lý nước thải dựa vào vùng đầm lầy, than bùn. Hoặc những vùng nước tự nhiên hay nhân tạo bị ngập nước thường xuyên. Có thể là nước chảy, nước ngọt, nước lợ, nước mặn…Bao gồm cả những vùng biển mà độ sâu mực nước khi thuỷ triều ở mức thấp nhất không được vượt quá 6m. 

Xử lý nước thải bằng hệ thống đất ngập nước kiến tạo là gì?
Xử lý nước thải bằng hệ thống đất ngập nước kiến tạo là gì?

Quá trình xử lý nước thải bằng hệ thống đất ngập nước kiến tạo

Hiện nay xử lý nước thải bằng đất ngập nước nhân tạo được áp dụng hiệu quả trong việc xử lý nước thải đô thị. Quá trình xử lý này được thực hiện dựa vào các cơ chế sau:

Quá trình vật lý, hóa học

Quá trình này diễn ra như sau:

  • Lắng và đóng cặn: Để loại bỏ chất hạt và chất rắn lơ lửng: 
  • Thấm hút bề mặt bao gồm quá trình hấp thụ và hấp phụ. Quá trình này xảy ra trên bề mặt của các loài thực vật, trầm tích, rác rưởi…
  • Oxi hóa khử và kết tủa hóa học: Công đoạn này chuyển biến kim loại dưới tác dụng của dòng chảy. Thông qua sự tiếp xúc của nước với chất nền, rác thành dạng chất rắn không tan và lắng xuống. Biện pháp này giúp hạn chế tác hại của các kim loại có tính độc trong đất ngập nước. 
  • Sự quang phân, oxi hóa: Quá trình này phân hủy, oxi hóa các hợp chất nhờ tác dụng của ánh sáng mặt trời.
  • Sự bay hơi: Khi áp suất xảy ra đủ lớn hợp chất sẽ chuyển sang thể khí.

Quá trình sinh học

Các chất hữu cơ hoà tan sẽ được phân huỷ bởi các vi sinh vật có trong thực vật Có sự nitrat và phản ứng hoá học của nitrat do tác động của vi sinh vật. Trong  điều kiện thích hợp, một số chất thải sẽ được thực vật hấp thụ. Sự phân hủy tự nhiên của các chất hữu cơ có trong môi trường trong môi trường.

Các loại thực vật trong hệ thống đất ngập nước có rễ bám vào lớp đất ở phần đáy. Và thân vươn cao lên trên khỏi mặt nước. Do vậy thực vật thủy sinh là một phần không thể thiếu của các hệ sinh thái này.

Các loài cây thực vật thường được sử dụng nhiều trong đất ngập nước kiến tạo bao gồm: cây sậy, cây lách, đuôi mèo…Tất cả những loại cây này có mặt khắp mọi nơi. Thích ứng với các điều kiện liên quan đến thiết kế hệ thống đất ngập nước kiến tạo.

Ưu điểm và hạn chế của xử lý nước thải bằng HT đất ngập nước kiến tạo

Xử lý nước thải bằng hệ thống đất ngập nước là biện pháp tương đối rẻ tiền. Phương pháp này có khả năng cải thiện tình trạng của hệ sinh thái khu vực tốt. Tuy nhiên người những ưu điểm vừa nêu thì phương pháp này cũng có những hạn chế như:

Ưu điểm và hạn chế của xử lý nước thải bằng hệ thống đất ngập nước kiến tạo
Ưu điểm và hạn chế của phương pháp xử lý nước thải này
  • Tuổi thọ của đất ngập nước nhân tạo để xử lý nước thải chưa được đánh giá cao
  • Sự tích tụ chất ô nhiễm trong đất ngập nước không có tính ổn định và lâu dài
  • Nếu trong nước thải chứa hàm lượng kim loại cao thì xử lý bằng đất ngập nước cũng gặp khó khăn. 

Chúng tôi vừa chia sẻ đến bạn phương pháp xử lý nước thải bằng hệ thống đất ngập nước kiến tạo. Mặc dù phương pháp này rất được sự quan tâm của các doanh nghiệp và các cơ quan liên quan. Tuy nhiên ngoài những ưu điểm nó còn tồn tại những hạn chế nhất định. Do vậy nếu bạn đang muốn tìm phương pháp xử lý nước thải cho doanh nghiệp mình. Hãy liên hệ với PH – EU chúng tôi qua hotline: 096 493 7777 để được hỗ trợ. Chúng tôi sẽ tư vấn cho bạn phương pháp xử lý nước thải phù hợp, hiệu quả, tiết kiệm chi phí.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

096.493.7777
icons8-exercise-96 chat-active-icon