Tìm hiểu về cách xử lý nước thải bằng phương pháp kỵ khí

Nước là nguồn tài nguyên vô cùng quý giá và không thể thiếu trong cuộc sống của chúng ta. Việc bảo vệ nguồn nước sạch là một việc làm rất quan trọng. Hiện nay tình trạng nước thải nhiễm bẩn ngày càng tăng cao. Để đảm bảo chất lượng nước thải đầu ra đạt quy chuẩn người ta đã tìm đủ mọi cách để xử lý chúng. Bài viết dưới đây chúng ta sẽ tìm hiểu về cách xử lý nước thải bằng phương pháp kỵ khí để loại bỏ chất bẩn ra khỏi nguồn nước. 

Quá trình phân huỷ kỵ khí là gì?

Quá trình phân huỷ kỵ khí là quá trình phân huỷ sinh học các hợp chất hữu cơ trong điều kiện không có oxy. Ứng dụng này giúp xử lý các loại nước thải ô nhiễm có chất hữu cơ cao. Phương pháp này sử dụng các vi khuẩn, vi sinh vật kị khí để phân huỷ cơ chất có trong nước thải. 

Quá trình phân huỷ kỵ khí là gì?
Quá trình phân huỷ kỵ khí là gì?

Xử lý nước thải bằng phương pháp kỵ khí diễn ra như thế nào?

Phương pháp xử lý nước thải bằng kỵ khí được chia là 6 quá trình như sau:

  • Quá trình thủy phân polymer: Thủy phân các protein, polysaccharide và chất béo.
  • Quá trình lên men các amino acid + đường.
  • Phân hủy kị khí của các acid béo mạch dài + rượu alcohol
  • Phân hủy kị khí các acid béo dễ bay hơi trừ acid acetic
  • Hình thành khí methane từ chất acid acetic.
  • Hình thành khí methane từ hợp chất hydrogen và CO2.

Trong xử lý kị khí cần lưu ý 2 yếu tố quan trọng:

  • Duy trì khối vi khuẩn sinh càng nhiều càng tốt
  • Tạo điều kiện tiếp xúc đủ giữa nước thải với sinh khối vi sinh vật.

THAM KHẢO THÊM:

Các yếu tố ảnh hưởng đến phương pháp xử lý nước thải bằng kỵ khí

Xử lý nước thải bằng kỵ khí sẽ chịu sự tác động của các yếu tố dưới đây. Chúng góp phần quyết định đến hiệu quả của phương pháp xử lý kỵ khí này:

Các yếu tố ảnh hưởng đến phương pháp xử lý nước thải bằng kỵ khí
Các yếu tố ảnh hưởng đến phương pháp xử lý nước thải bằng kỵ khí

Nhiệt độ

Nhiệt độ thích hợp để xử lý nước thải bằng phương pháp kỵ khí rơi vào khoảng 30 – 350C. Nhiệt độ tối đa cho quá trình này là không quá 350C.

Độ pH

Độ pH cho phép của quá trình này là từ 6.5-7.5. Nếu có sự sai lệch khỏi khoảng này đều không tốt cho pha methane hoá. 

Độ kiềm

Độ kiềm tối đa cần duy trì là từ 1500 mg CaCO3/l – 3000 mg CaCO3/l. Với ngưỡng này sẽ tạo khả năng đệm tốt cho dung dịch. Giúp ngăn cản sự giảm pH dưới mức trung tính.

Chất Lipid

Đây là hợp chất khó bị phân huỷ bởi vi sinh vật. Nó tạo màng trên vi sinh vật. Làm giảm sự hấp thụ các chất vào bên trong và kéo bùn nổi trên bề mặt.  Làm giảm hiệu quả của quá trình chuyển đổi methane

Các chất dinh dưỡng

Cần cung cấp đầy đủ dinh dưỡng theo tỷ lệ COD:N:P = (400-1000):7:1 để vi sinh vật có thể phát triển tốt. 

Muối (Na+, K+, Ca2+)

Pa methane hoá và acid hoá lipid đều bị ức chế khi độ mặn >0.2g/l NaCl. Sự thuỷ phân protein trong cá cũng sẽ bị ức chế với mức 20g/l NaCl

Kim loại nặng

Một số kim loại nặng như Cu, Ni, Zn rất độc hại. Đặc biệt khi chúng tồn tại ở dạng hòa tan. Phương pháp xử lý nước thải bằng kỵ khí sẽ loại bỏ được những kim loại nặng. Nhờ sự kết tủa của cacbonat và sulfide. 

Chúng tôi vừa chia sẻ một số thông tin về cách xử lý nước thải bằng phương pháp kỵ khí. Hi vọng bài viết đem lại nhiều điều bổ ích cho bạn đọc. Nếu bạn đang có nhu cầu tìm đơn vị xử lý nước thải uy tín, chuyên nghiệp. Hãy liên hệ với PH – EU chúng tôi qua hotline: 096 493 7777. Hoặc truy cập vào Website https://ph-eu.com.vn/ để được tư vấn!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

096.493.7777
icons8-exercise-96 chat-active-icon