Trong những năm trở lại đây ngành công nghiệp cao su có tốc độ tăng trưởng rất mạnh. Đem về nguồn thu nhập rất lớn cho nền kinh tế nước ta. Tuy nhiên nước thải của ngành công nghiệp này lại rất khó xử vì mức độ ô nhiễm khá cao. Bài viết dưới đây chúng tôi sẻ chia sẻ đến các bạn một số phương pháp xử lý nước thải cao su đem lại hiệu quả xử lý cao. Tham khảo bài viết để có nhiều thông tin bổ ích nhé!
THAM KHẢO THÊM:
Nước thải cao su có tác hại như thế nào đối với môi trường?
Nước thải cao su có thời gian lưu từ 2-3 ngày sẽ xảy ra quá trình phân huỷ protein trong môi trường axit. Điều này gây ra những mùi hôi khó chịu, ảnh hưởng đến môi trường sống của người dân xung quanh. Đặc biệt là đối với những người công nhân đang làm việc trực tiếp tại nhà máy. Không những thế, nó còn ảnh hưởng đến chất lượng nước sử dụng trong sinh hoạt, sản xuất. Nếu như nước thải cao su không được xử lý trước khi xả ra nguồn tiếp nhận.

Nước thải cao su khi chưa xử lý sẽ có nồng độ ô nhiễm rất cao. Sẽ làm chết hoặc chậm quá trình phát triển của động vật dưới nước. Ảnh hưởng lớn đến hệ thực vật trong nước.
Nồng độ phốt pho và nitơ trong nước thải cao sẽ dẫn đến hiện tượng phú dưỡng hóa. Nếu tình trạng này kéo dài có thể sẽ dẫn đến mất cân bằng sinh học.
Một số phương pháp xử lý nước thải cao su
Hiện nay các nhà nghiên cứu đã nghiên cứu rất nhiều phương pháp để xử lý nước thải cao su. Dưới đây chúng tôi xin sẽ chia sẻ đến bạn đọc 3 phương pháp đang được ứng dụng rộng rãi:
Phương pháp sinh học
Phương pháp sinh học được sử dụng để phân huỷ các chất hữu cơ ô nhiễm có trong nước thải cao su. Nhờ vào hệ sinh vật kị ký hoặc hiếu khí. Quá trình này bao gồm bể xử lý sinh học kỵ khí và bể xử lý sinh học hiếu khí.
Nước thải cao su có nồng độ chất ô nhiễm cao và khó xử lý. Do đó cần phải kết hợp nhiều phương pháp để xử lý có hiệu quả hơn. Từ phương pháp xử lý cơ học, lý học, hoá học đến sinh học để đưa nước thải đạt ngưỡng quy chuẩn kỹ thuật đầu ra

Phương pháp cơ học
Xử lý nước thải bằng phương pháp cơ học là sử dụng song chắn rác hoặc lưới chắn. Các vật dụng này có nhiệm vụ tách các chất rắn không tan, có kích thước lớn ra khỏi nước thải. Nhờ vào tác dụng của lực ly tâm hoặc trọng lực.
Phương pháp này gồm các công đoạn như sau:
Song chắn rác ? bể tuyển nổi? bể lắng 1 và bể lắng 2.
Phương pháp hóa lý
Phương pháp này sử dụng hoá chất keo tụ để trung hoà nước thải về độ pH 6,5-8,5. Sau đó tách các chất lơ lửng ở dạng keo có kích thước lớn ra khỏi nguồn nước thải. Phương pháp này gồm các công đoạn xử lý sau bể keo tụ, tạo bông.

Phương pháp xử lý nước thải cao su có ưu điểm gì?
- Giúp xử lý nước thải đạt chuẩn đầu ra theo quy định
- Cách vận hành đơn giản, hơn nữa còn giúp tiết kiệm chi phí
- ít sử dụng hoá chất nên khá an toàn
- Kết hợp 3 phương pháp trên tạo nên 1 hệ thống hoàn chỉnh.
- Có thể linh động trong cơ chế vận hành
- Hiệu suất xử lý cao đối với nước thải có nồng độ các chất ô nhiễm cao như COD, BOD…
Trên đây là những thông tin chia sẻ của chúng tôi về phương pháp xử lý nước thải cao su. Hi vọng bài viết đã bổ sung thêm kiến thức bổ ích cho bạn đọc. Hãy liên hệ với PH-EU chúng tôi qua hotline: 096 493 7777. Hoặc truy cập vào Website https://ph-eu.com.vn/ để được tư vấn miễn phí về công nghệ tối ưu trong xử lý nước thải nhé!