Các phương pháp xử lý nước thải dệt nhuộm hiện nay

Công nghiệp dệt nhuộm là một trong những ngành nghề có bề dày truyền thống ở Việt Nam. Tuy nhiên, ngành công nghiệp này lại là một nguồn gây ô nhiễm môi trường khá mạnh cả về chất lượng cũng như số lượng. Việc xử lý nước thải dệt nhuộm là việc làm rất cần thiết và quan trọng. Chính vì thế trong bài viết này chúng ta cùng tìm hiểu tổng quan về quy trình xử lý nước thải ngành dệt nhuộm. Để từ đó có hướng xử lý nước thải hóa dệt phù hợp và hiệu quả.

THAM KHẢO THÊM:

Tại sao cần xử lý nước thải dệt nhuộm?

Ngành công nghiệp dệt nhuộm là một trong những ngành nghề có bề dày truyền thống trải dài khắp Việt Nam. Đặc biệt là tại Sài Gòn và các tỉnh lân cận. Tuy nhiên khâu nhuộm vải và hoàn tất vải đã gây ra một lượng ô nhiễm môi trường rất lớn. 

Tại sao cần xử lý nước thải hóa dệt?
Tại sao cần xử lý nước thải hóa dệt?

Nước thải dệt nhuộm có tính chất rất đa dạng và phức tạp. Nguồn nước thải phát sinh từ các công đoạn hồ sợi, giũ hồ, nấu, tẩy, nhuộm và hoàn tất. Trong đó lượng nước thải chủ yếu là do quá trình giặt sau mỗi công đoạn.

Các loại thuốc nhuộm là nguyên nhân sinh ra các muối, màu, kim loại trong nước thải. Các chất hồ vải chứa lượng COD, BOD cao. Đây là nguyên nhân chính gây ra tính độc của thuỷ sinh trong nước thải dệt nhuộm.

Nước thải dệt nhuộm chứa nhiều chất độc hại, hóa chất, độ màu, độ pH cao…Những chất này có nguy cơ tiềm ẩn gây hại cho con người và hệ sinh thái. Vì thế việc xử lý nước thải hóa dệt đã và đang được đẩy mạnh trong những năm qua.

Xử lý nước thải dệt nhuộm bằng những phương pháp nào?

Hệ thống xử lý nước thải màu nhuộm sử dụng nhiều phương pháp khác nhau. Mỗi phương pháp sẽ đạt một hiệu quả nhất định đối với một vài chất ô nhiễm tương ứng. Tuy nhiên công nghệ xử lý nước thải cần phải loại bỏ được các yếu tố thành phần:

  • Nhiệt độ
  • Độ màu
  • Chất rắn lơ lửng COD, SS và BOD5 
  • Các kim loại nặng.
Xử lý nước thải hóa dệt bằng những phương pháp nào?
Xử lý nước thải hóa dệt bằng những phương pháp nào?

Thông thường xử lý nước thải dệt nhuộm sẽ có các phương pháp dưới đây: 

Phương pháp cơ học

Phương pháp này sử dụng song chắn rác loại thô, tinh, lọc cát để loại bỏ các vật chất có kích thước lớn. Đồng thời, tách những chất thải không hoà tan ra khỏi nguồn nước. 

Phương pháp hóa –lý

Phương pháp này kết hợp quá trình keo tụ, tạo bông, tuyển nổi, lắng, lọc. Tuỳ thuộc vào đặc điểm của từng loại nước thải, mục đích loại bỏ ss, độ màu…để có sự kết hợp các quá trình cho phù hợp.

Phương pháp hóa học

Xử lý nước thải dệt nhuộm bằng phương pháp hoá học sử dụng tác nhân hóa học để trung hòa nước thải.  Hoặc oxy hoá các chất độc hại có trong nước thải. Quá trình này bao gồm: Keo tụ – tạo bông, oxy hóa bậc cao.

Phương pháp sinh học

Phương pháp này sử dụng các vi sinh vật để phân huỷ các chất hữu cơ có trong nước thải. Để loại bỏ COD, BOD có trong nước thải dệt nhuộm. Phương pháp sinh học có thể kết hợp giữa 2 quá trình xử lý kỵ khí và hiếu khí.

Phương pháp xử lý nước thải hóa dệt sinh học
Phương pháp xử lý nước thải hóa dệt sinh học

Chúng tôi vừa chia sẻ một số thông tin tổng quan về phương pháp xử lý nước thải dệt nhuộm. Hi vọng giúp bạn có cái nhìn chuẩn hơn về quy trình xử lý nước thải hóa dệt. Và tìm được phương pháp xử lý nước thải phù hợp với xí nghiệp của mình. Nếu bạn đang có nhu cầu tìm đơn vị xử lý nước thải uy tín, chuyên nghiệp. Hãy liên hệ với PH – EU chúng tôi qua hotline: 096 493 7777. Hoặc truy cập vào Website https://ph-eu.com.vn/ để được tư vấn!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

096.493.7777
icons8-exercise-96 chat-active-icon