Công nghệ xử lý nước thải mía đường hiệu quả nhất hiện nay

Nước thải mía đường chứa một lượng lớn các hữu cơ, bao gồm các hợp chất cacbon, nitơ, phốt pho. Các chất này dễ bị phân huỷ các vi sinh vật, gây ra các mùi hôi thối. Làm ô nhiễm nguồn nước tiếp nhận. Để xử lý vấn đề này một cách triệt để nhất. Trong bài viết này chúng tôi sẽ chia sẻ đến các bạn công nghệ xử lý nước thải mía đường hiệu quả tiết kiệm chi phí.

Nguồn phát sinh của nước thải mía đường

Nguồn phát sinh của nước thải mía đường
Nguồn phát sinh của nước thải mía đường

Thông thường nước thải mía đường phát sinh từ các nguồn sau:

  • Nước thải phát sinh từ công đoạn băm ép, vệ sinh, làm mát. 
  • Nước thải phát sinh trong công đoạn kết tinh và hoàn tất: Do dùng làm lạnh các thiết bị và rò rỉ mật.
  • Nước thải phát sinh từ công đoạn làm trong và làm sạch mía đường.
  • Nước thải sinh hoạt hàng ngày của công nhân viên nhà máy, rửa sàn,…

Tính chất đặc trưng của nguồn nước thải mía đường

Nước thải mía đường chứa nhiều thành phần, nhưng tính chất đặc trưng của loại nước thải này đó là: 

  • Giá trị BOD cao, thông thường BOD trong nước mía đường sẽ dao động từ 1600-5000mg/L.
  • Trong nước thải mía đường thường có nhiệt độ cao.
  • Có tính axit, trong một vài trường hợp thì độ pH có thể tăng cao do có trộn lẫn CaCO3.
  • Nước thải có mùi hôi khó chịu, màu đen do có chất lơ lửng lắng xuống đáy.

THAM KHẢO THÊM:

Một số công nghệ xử lý mía đường hiệu quả

Dựa và tính chất đặc trưng của mía dường như trên đã đề cập. Chúng ta có thể biết được công nghệ xử lý nước thải mía đường phù hợp nhất chính là sử dụng phương pháp phân huỷ kỵ khí kết hợp hiếu khí. Dưới đây là công nghệ tiêu biểu để xử lý nước thải ngành mía đường:

Một số công nghệ xử lý mía đường hiệu quả
Một số công nghệ xử lý mía đường hiệu quả

Song chắn rác

Nước thải mía đường được thu gom đi qua song chắn rác để loại bỏ các tạp chất thô có kích thước lớn. Để tránh gây tắc các công trình và thiết bị phía sau.

Bể lắng cát

Nước thải mía đường chứa nhiều đất, cát từ quá trình rửa nguyên liệu. Các chất này sẽ được lắng lại tại bể lắng cát sau đó được chuyển đến sân phơi cát. 

Hố thu gom

Sau khi qua bể lắng cát nước thải sẽ chuyển đến hố thu gom. Sau đó chuyển vào hệ thống xử lý phía sau. 

 Bể điều hòa

Nước thải từ hố thu gom sẽ được chuyển vào bể điều hoà để ổn định nồng độ và lưu lượng của nước thải. Tại đây sẽ được lắp đặt máy thổi khí để tránh quá trình phân huỷ kỵ khí xảy ra khi các chất lơ lắng xuống đáy bể. 

Nước thải từ hố thu gom sẽ được chuyển vào bể điều hoà để ổn định nồng độ
Nước thải từ hố thu gom sẽ được chuyển vào bể điều hoà để ổn định nồng độ

Từ bể điều hoà nước thải tiếp tục được chuyển sang bể lắng 1 ?Bể UASB?Bể Aerotank?Bể lắng 2 để lắng lại những phần cặn, phân huỷ các chất hữu cơ còn lại và tách bùn. 

Thiết bị lọc áp lực

Thiết bị lọc áp lực là thiết bị có vai trò quan trọng trong xử lý nước thải mía đường. Nhiệm vụ chính của thiết bị này là giúp loại bỏ những cặn nhỏ, mùi và màu còn sót lại trong nước thải. Sau đó sẽ chuyển sang bể khử trùng. 

Bể khử trùng

Cuối cùng nước thải sẽ được chuyển sang bể khử trùng. Tại đây nước thải được khử trùng bằng dung dịch Clo theo dòng chảy ziczac. Nhằm loại bỏ các vi khuẩn và virus gây bệnh. 

Nước thải mía đường sau khi xử lý đạt tiêu chuẩn QCVN 40:2011/BTNMT sẽ được xả thải ra nguồn tiếp nhận.

Chúng tôi vừa chia sẻ đến các bạn công nghệ xử lý nước thải mía đường hiệu quả nhất hiện nay. Nếu bạn đang cần tư vấn về phương pháp xử lý nước thải cho doanh nghiệp của mình. Hãy liên hệ ngay với PH – EU chúng tôi qua hotline: 096 493 7777. Hoặc truy cập vào Website https://ph-eu.com.vn/ để được hỗ trợ. 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

096.493.7777
icons8-exercise-96 chat-active-icon