Việc xây dựng hệ thống xử lý nước thải nhà máy luôn là vấn đề quan trọng của bất kỳ doanh nghiệp nào hiện nay. Tuy nhiên, việc thiết kế và xây dựng hệ thống xử lý nước thải chất lượng và tối ưu không hề dễ dàng chút nào. Theo dõi ngay bài viết hôm nay của PH-EU sẽ giúp bạn có được hướng giải quyết tốt nhất cho vấn đề này.
Tổng quan về xử lý nước thải tại các nhà máy
Trước tiên, để hiểu rõ hơn về tổng quan xử lý nước thải tại các nhà máy, bạn hãy cùng PH-EU tìm hiểu và phân tích ở phần nội dung dưới đây nhé!

Nguồn nước thải trong nhà máy, xí nghiệp nguy hại như thế nào?
Nước thải nhà máy là nguồn nước thải được hình thành từ các hoạt động sản xuất/ phục vụ sản xuất cũng hoạt động sinh hoạt của công nhân viên làm việc trong nhà máy. Thành phần của nước thải nhà máy khá đa dạng, bao gồm các chất thải rắn, chất vô cơ, ion kim loại nặng,… cho đến acid béo dễ bay hơi, chất dầu mỡ.
Bởi thành phần có chứa nhiều chất độc hại nên nếu thải nước thải nhà máy chưa xử lý ra môi trường sẽ ảnh hưởng rất lớn đến môi trường sống xung quanh chúng ta, cụ thể như:
- Gây hại đến môi trường sống của hệ thống động thực vật dưới nước
- Tác động lớn đến cây cối, mùa màng ở những khu vực xung quanh bởi nước ô nhiễm khi thấm vào đất sẽ mang theo không ít các chất độc hại.
- Các chất độc hại trong nước thải có thể theo hơi nước hòa tan trong không khí và làm cho mật độ bụi tăng cao gây ô nhiễm không khí.
- Tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây hại đến sức khỏe con người như các bệnh về da, đường ruột, hô hấp,… thậm chí là ung thư nếu nước thải không được xử lý trong thời gian dài.
Tiêu chuẩn của nước thải nhà máy
Để hạn chế những ảnh hưởng do nước thải nhà máy gây ra trong môi trường cũng như sức khỏe của con người, các tiêu chuẩn, quy định về nước thải nhà máy cũng được Pháp luật quy định rõ ràng. Theo đó, các doanh nghiệp khi muốn xây dựng hệ thống nước xả thỉa nhà máy cần phải tuân thủ những tiêu chuẩn theo quy định.
Hiện tại, quy chuẩn 40:2011/BTNMT về nước thải công nghiệp do bộ Tài Nguyên và Môi trường ban hành là quy định mới nhất về tiêu chuẩn của nước thải nhà máy với quy định như sau:
- Tiêu chuẩn nước thải nhà máy loại A: Quy định chỉ số các chất gây ô nhiễm tối đa có thể tồn tại trong nước thải nhà máy vào nguồn nước sử dụng với mục đích cấp nước sinh hoạt.
- Tiêu chuẩn nước thải nhà máy loại B: Quy định chỉ số các chất gây ô nhiễm tối đa tồn tại trong nước thải nhà máy vào nguồn nước không sử dụng với mục đích cấp nước sinh hoạt.
Hệ thống xử lý nước thải cơ bản bao gồm những gì?
Hệ thống xử lý nước thải nhà máy sẽ được căn cứ trên đặc tính nước thải cũng như những quy định về tiêu chuẩn nước thải nhà máy của Chính Phủ. Nhưng nhìn chung, hệ thống xử lý nước thải từ nhà máy cơ bản sẽ bao gồm những yếu tố sau:
- Bể lắng: Lắng các chất thải rắn lơ lửng ở nước thải trong quá trình xử lý
- Bể lọc: Lọc bỏ tất cả các chất thải lơ lửng còn sốt lại
- Hệ thống bơm hóa chất: Thúc đẩy quá trình kết tủa/ đông tụ kim loại và các hợp chất vô cơ có trong nước thải.
- Bể trung hòa: Nhằm điều chỉnh và cân bằng độ pH trong nước thải
- Bảng điều khiển: Được thiết kế dựa trên cấu trúc hoạt động của hệ thống cũng như mức độ hoạt động tự động cần thiết.

Phân loại nước thải tại các nhà máy
Trên thực tế, nước thải nhà máy khá đa dạng khi được tập hợp từ nhiều nguồn nước thải khác nhau. Vì vậy, để có thể dễ dàng lựa chọn phương pháp xử lý nước thải phù hợp, bạn có thể phân loại nước thải nhà máy theo 2 loại cơ bản dưới đây:
Nước thải từ các hoạt động sản xuất
Nước thải từ các hoạt động sản xuất của nhà máy được phân loại cụ thể như sau:
Nước thải có chứa các chất ô nhiễm có tính chất vô cơ:
Nguồn nước thải này chủ yếu đến từ các nhà máy có hoạt động xử lý bề mặt kim loại và chất vô cơ không thể phân hủy.
- Nước thải từ hoạt động mài, làm sạch bề mặt nhôm, thép
- Nước thải từ sản xuất mạ, đồng, vàng, niken,….
- Nước thải có tính chất axit như tẩy rửa bề mặt, ắc quy
Nước thải có chứa các chất ô nhiễm có tính chất hữu cơ:
Khác với nguồn nước thải chứa chất ô nhiễm vô cơ, nguồn nước thải này đến chủ yếu từ các nhà máy sản xuất nguyên vật liệu thông thường, bao gồm:
- Nước thải từ sản xuất dược phẩm
- Nước thải từ sản xuất sơn
- Nước thải từ sản xuất cao su và các sản phẩm liên quan đến cao su
- Nước thải từ nhà máy chăn nuôi/ mổ xẻ gia súc
- Nước thải từ sản xuất dệt nhuộm, mực in, giấy…
Tùy vào đặc tính của từng loại nước thải mà sẽ có hướng xử lý khác nhau. Vì vậy, để tiết kiệm chi phí cũng như vận hành hệ thống xử lý tối ưu nhất, khách hàng hãy cân nhắc lựa chọn công nghệ và thiết bị xử lý nước thải phù hợp.
Nước thải sinh hoạt từ các hoạt động của công nhân viên
Nước thải sinh hoạt nhà máy là nguồn nước thải hình thành từ các hoạt động sinh hoạt của cán bộ công nhân viên. Theo đó, nguồn nước thải này có thể đến từ khu vực nhà bếp, khu vệ sinh hay khu tắm rửa của nhà máy.
Để có thể xử lý triệt để nguồn nước thải sinh hoạt nhà máy, bạn cần xác định rõ đặc điểm của từng loại nước thải như sau:
- Nước thải từ khu vệ sinh (nước đen): Đây là nguồn nước thải chứa nhiều chất ô nhiễm nhất, chủ yếu là nước tiểu, phân, cặn lơ lửng và các vi sinh vật gây bệnh. Loại nước thải này thông thường đã được thu gom và phân hủy một phần trong bể tự hoại nhằm làm giảm nồng độ chất hữu cơ đến ngưỡng phù hợp.
- Nước thải từ nhà bếp: Nước thải từ nhà bếp thường sẽ chứa các thành phần có hàm lượng dầu mỡ cao, rác thải lớn,…. ảnh hưởng khá nhiều đến hệ thống xử lý phía sau. Vì vậy, trước khi đưa vào hệ thống xử lý chính, nguồn nước thải này sẽ được xử lý và phân tách dầu ở bể lọc dầu.
- Nước thải từ khu vệ sinh cá nhân: Nguồn nước thải này không chứa quá nhiều chất gây ô nhiễm, do đó nó sẽ được chuyển trực tiếp đế hệ thống xử lý kế tiếp mà không cần xử lý sơ bộ.
Các hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt nhà máy phổ biến
Hiện tại, hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt nhà máy gồm 2 hệ thống cơ bản được xác định dựa trên dung lượng nước thải ngày đêm, cụ thể như sau:
Các hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt có lưu lượng dưới 60m3/ngày – đêm
Thông thường, đối với những nhà máy nhỏ có hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt với công suất lưu lượng nhỏ dưới 60m3/ngày – đêm sẽ ứng dụng công nghệ xử lý SBR, tức là sử dụng bể sinh học hiếu khí bùn hoạt tính thường hoạt động theo mẻ, mang lại hiệu quả xử lý tối ưu. Hệ thống này có thiết kế và quy tắc vận hành khá đơn giản cũng hạn chế những sự cố phát sinh ngoài mong muốn.
Các hệ thống xử lý nước sinh hoạt có lưu lượng từ trên 60m3 – 500m3 /ngày – đêm
Các hệ thống xử lý nước sinh hoạt có lưu lượng từ trên 60m3 – 500m3/ ngày – đêm phù hợp sử dụng với các nhà máy có quy mô lớn. Theo đó, hệ thống này sẽ ưu tiên lựa chọn công nghệ AO bao gồm các quá trình thiếu khí, hiếu khí, lắng và lọc tạp chất. Tuy chi phí đầu tư ở hệ thống này khá cao nhưng chất lượng nguồn nước thải sau quá trình xử lý luôn đạt tiêu chuẩn tốt nhất.
Các công nghệ xử lý nước thải cho nhà máy hiệu quả nhất hiện nay
Công nghệ xử lý nước xả thải nhà máy hiện nay khá đa dạng, phù hợp với đặc điểm của từng loại nước thải. Dưới đây là 4 công nghệ xử lý nước xả thải nhà máy hiệu quả mà bạn có thể tham khảo:
Công nghệ xử lý hóa lý
Công nghệ xử lý nguồn nước thải nhà máy hóa lý thực chất là quá trình tạo phản ứng hóa học cho các tạp chất có trong nước thải. Kết quả của phản ứng thường sẽ thu được chất kết tủa như bông cặn và bị loại bỏ khỏi nguồn nước thải thông quá quá trình lắng cặn hoặc hòa tan để không gây ảnh hưởng đến môi trường. Thông thường, khi ứng dụng công nghệ xử lý này, nước thải sẽ trải qua các quá trình như keo tụ – tạo bông, lắng cặn, hấp thụ,….
Công nghệ xử lý sinh học
Đây là công nghệ xử lý nước thải từ nhà máy tối ưu dựa trên các vi sinh vật có sẵn trong nước thải hoặc được bơm bổ sung vào bể chứa để chuyển hóa các chất ô nhiễm. Các vi sinh vật được ứng dụng phổ biến đó là:
- Vi sinh vật yếm khí (A2O): Có thể xử lý tải trọng BOD, COD và photpho cao. Loại vi sinh vật này phù hợp xử lý nước xả thải nhà máy các ngành công nghệ thực phẩm, chăn nuôi, dệt nhuộm có tải trọng BOD, COD và photpho.
- Vi sinh vật thiếu khí (AO): Xử lý nito và một lượng nhỏ BOD, COD. Vi sinh vật AO chủ yếu ứng dụng xử lý nước thải sinh hoạt nhà máy thông thường có chứa làm lượng nitơ cao, BOD và COD ở mức độ trung bình.
- Vi sinh vật hiếu khí (O): Xử lý BOD còn sót lại và đồng thời chuyển hóa nitơ. Mẫu vi sinh vật này sẽ phù hợp với những nguồn nước thải có hàm lượng BOD, COD trung bình và ít nito.
Công nghệ xử lý hóa lý kết hợp AO
Công nghệ này ứng dụng xử lý nước thải dựa trên nguyên tắc kết hợp các chất hữu cơ và nitơ bằng bùn hoạt tính bám dính trên giá thể vi sinh vật, từ đó đem lại hiệu quả xử lý tối ưu nhất. Công nghệ hóa lý kết hợp AO phù hợp với những nhà máy có công suất nhỏ, chi phí đầu tư không quá cao và có thể linh động trong quá trình xử lý các nguồn nước thải có đầu vào không ổn định.
Công nghệ tái sử dụng nước thải nhà máy
Công nghệ này đã và đang ứng dụng phổ biến ở nhiều quốc gia hiện nay, chủ yếu dựa trên nguyên lý công nghệ lọc màng. Nguồn nước thải tái chế bởi công nghệ tái sử dụng nước thải nhà máy có thể ứng dụng đa dạng trong mọi lĩnh vực như chăm sóc cảnh quan, trồng trọt, duy trì dòng chảy, tái sử dụng nước thải trong sản xuất công nghiệp,…
Các loại màng lọc được ứng dụng phổ biến trong công nghệ xử lý nước thải này đó là:
- Màng lọc MBR: Loại màng này được phủ một lớp polymer thấm nước, thuộc nhóm hydroxyl với hiệu suất lọc màng từ 20 – 30%. Màng lọc MBR có tuổi thọ, chất lượng bền bỉ và ổn định dù sử dụng qua thời gian dài.
- Màng siêu lọc UF: Bao gồm các lỗ lọc có kích thước từ 20nm – 5um dưới áp suất thấp, chủ yếu sử dụng để lọc và phân tách các chất rắn lơ lửng và huyền phù có trong nước thải.
- Màng thẩm thấu ngược RO: Kích thước màng nằm trong khoảng từ 0.1 – 1nm dưới áp suất cao, mục đích sử dụng nhằm loại bỏ những hợp chất hữu cơ, vi khuẩn có trọng lượng phân tử thấp cũng như các ion có trong nước thải.
Quy trình xử lý nước thải nhà máy
Quy trình xử lý nước xả thải nhà máy thường sẽ bao gồm 3 giai đoạn cơ bản là xử lý sơ bộ, xử lý sinh học và xử lý nâng cao. Theo đó, ở mỗi giai đoạn xử lý, nước thải nhà máy sẽ lần lượt đi qua các bể xử lý khác nhau để loại bỏ hoàn toàn cặn bã và các chất độc hại ra khỏi nguồn nước, cụ thể như:
Song chắn/lọc rác
Nước thải nhà máy sau khi thu gom về hệ thống xử lý sẽ được lọc qua song chắn rác nhằm loại bỏ rác thô, chất thải rắn có trong nước thải, tránh ảnh hưởng đến hệ thống máy móc xử lý ở khâu tiếp theo. Cùng với đó, nguồn nước thải cũng sẽ được đánh giá chất lượng từ các thiết bị đo nồng độ pH, SS được gắn tại đây.
Bể thu gom nước thải
Bể thu gom được sử dụng với mục đích thu gom toàn bộ nước thải và bơm chúng vào hệ thống xử lý chính với hệ thống thiết kế máy bơm và đồng hồ đo lưu lượng nước thải đầu vào được gắn âm dưới đáy bể. Đồng thời tại đây các chất cặn bẩn cũng được loại bỏ 1 phần bởi quá trình lắng đọng tại bể.
Lọc rác tinh
Nước thải nhà máy trước khi được chuyển đến hệ thống xử lý chính sẽ đi qua bộ phận lọc rác tinh nhằm loại bỏ những rác thải có kích thước từ 0.75mm trở lên. Sau đó, dưới tác động của 2 máy bơm sẽ đưa nước thải sang bể tách dầu.
Bể tách dầu/mỡ
Trên thực tế, lượng rác thải thô, chất rắn lơ lửng đã được loại bỏ khoảng 80 – 90% trước khi được chuyển sang bể tách dầu. Tại bể tách dầu, hệ thống máng gạt thiết kế trên bề mặt sẽ giúp tách các phân tử dầu mỡ lẫn trong nước và đưa chúng về bể chứa dầu và thực hiện quy trình xử lý riêng để khử các thành phần độc hại, từ đó tái chế thành các nguyên liệu khác. Nước thải sau khi tách dầu sẽ được bơm đến bể điều hòa.
Bể điều hòa
Khi được chuyển sang bể điều hòa, hệ thống 2 máy khuấy trộn được bố trí trong bể sẽ liên tục hoạt động để điều hòa lưu lượng và chất lượng của nguồn nước thải. Sau đó, 2 bơm chìm được thiết kế âm bên dưới sẽ có nhiệm vụ chuyển nước thải sang bể SBR.
Bể xử lý chuyên dụng
Bể xử lý này sẽ được thiết kế và lựa chọn công nghệ tùy theo tính chất của nước thải nhà máy. Theo đó, bể sẽ giúp xử lý và cho ra lượng nước thải trong và sạch hơn ban đầu rất nhiều lần trước khi chuyển sang bể khử trùng.
Bể khử trùng
Tại bể khử dụng, nước thải sẽ được xử lý với chất hóa học chuyên dụng nhằm loại bỏ các chất độc hại còn tồn tại trong nước thải. Nước thải sau khi được khử trùng sẽ đủ điều kiện thải ra môi trường bên ngoài.
Bể chứa bùn
Trong quá trình xử lý, ở mỗi bể đều sẽ có lượng bùn nhất định lắng dần xuống bên dưới đáy bể. Tất cả chúng sẽ được bơm đến bể chứa bùn và được nén thành dạng bánh bằng hệ thống máy ép thiết kế dưới đáy bể tại đây.
Ưu điểm nổi bật của hệ thống xử lý nước thải PH-EU
Hệ thống xử lý nước thải PH – EU đã và đang là lựa chọn ưu tiên hàng đầu của các doanh nghiệp hiện nay khi có nhu cầu thiết kế cũng như thi công hệ thống nước xả thải nhà máy. Vậy tại sao hệ thống xử lý nước thải PH – EU lại được ưa chuộng đến vậy? Một số ưu – nhược điểm dưới đây sẽ giúp bạn giải đáp được vấn đề này:
- Hệ thống xử lý nước thải PH – EU có thể ứng dụng đa dạng các phương pháp xử lý nước xả thải nhà máy tối ưu nhất, dễ dàng lại bỏ cặn bẩn, rác thải cũng như các chất độc hại có trong nước thải.
- Cam kết hệ thống tiêu hao ít điện năng cũng như lượng hóa chất độc hại, giảm thiểu ảnh hưởng của hóa chất gây ra cho môi trường.
- Hệ thống có tính linh động khá cao, có thể dễ dàng di chuyển đến địa điểm mới hay bổ sung, nâng cấp.
- Hệ thống xử lý nước thải PH – EU có chất lượng và độ bền tối ưu nhất, tuổi thọ cao đảm bảo chi phí khấu hao thấp, tiết kiệm tối đa chi phí bảo dưỡng, bảo trì.
PH-EU – Đơn vị xử lý nước thải chuyên nghiệp, uy tín
PE-EU hiện là một trong những đơn vị thiết kế và thi công hệ thống nước xả thải nhà máy uy tín nhất trên thị trường hiện nay. Trải qua hơn 20 năm kinh nghiệm cùng hơn 200 công trình xử lý nước thải trên khắp cả nước, PE-EU tin rằng sẽ luôn mang đến những phương án xây dựng hệ thống xử lý nước thải tốt nhất đến khách hàng.
Những lợi thế nổi bật chỉ có ở PE-EU mà bạn không thể bỏ qua:
- Hệ thống xử lý nước thải PE-EU được thiết kế tự động hóa tối đa, giúp quá trình vận hành và bảo dưỡng trở nên dễ dàng hơn bao giờ hết.
- PE-EU sở hữu đội ngũ kỹ sư, tư vấn thiết kế có trình độ chuyên môn cao, kinh nghiệm đa dạng đảm bảo chất lượng công trình chuẩn kỹ thuật, đúng tiến độ cam kết.
- Chi phí đầu tư hợp lý, phù hợp với đặc tính nước thải nhà máy, nhu cầu cũng như ngân sách đầu tư của doanh nghiệp cùng chính sách bảo hành, bảo dưỡng uy tín.
Vì vậy, khách hàng có thể hoàn toàn yên tâm khi lựa chọn xây dựng hệ thống xử lý nước thải nhà máy tại PH-EU. Để có thể được tư vấn kế hoạch thiết kế và thi công tối ưu nhất, bạn có thể liên hệ ngay với PH-EU qua thông tin liên hệ dưới đây nhé!
Thông tin liên hệ:
- Số điện thoại: 096.493.7777
- Email: info@ph-eu.com.vn
- Địa chỉ: Phòng 306 tòa CT2A, khu đô thị GELEXIA RIVERSIDE, 885 Tam Trinh, Hoàng Mai, Hà Nội