Nghề làm bún là nghề có truyền thống từ lâu đời tại nước ta. Ngành nghề này đang ngày càng được cải tiến quy trình sản xuất nhờ sự phát triển của khoa học kỹ thuật. Tuy nhiên vấn đề nước thải của nghề làm bún đang là vấn đề cần được xã hội quan tâm. Nguồn nước thải này đang gây ra một lượng ô nhiễm môi trường nghiêm trọng. Vậy làm sao để xử lý nước thải sản xuất bún? Chúng ta cùng tìm hiểu vấn đề này trong bài viết dưới đây của PH – Eu nhé!
THAM KHẢO THÊM:
Nước thải sản xuất bún ảnh hưởng như thế nào đến môi trường?
Nghề bún là nghề có truyền thống lâu đời tại các làng nghề trên khắp đất nước Việt Nam. Tuy nhiên phần lớn các hộ sản xuất bún ở các làng nghề chưa xây dựng hệ thống nước thải. Họ đang xả thải trực tiếp vào môi trường chưa thông qua xử lý. Điều này không những gây ô nhiễm môi trường mà còn ảnh hưởng đến chất lượng nguồn nước ngầm và nước mặt.

Nếu để lâu dài sẽ có mùi hôi thối rất khó chịu. Thậm chí có thể gây ra các bệnh về đường hô hấp, bệnh da liễu…cho người dân. Do hít phải các mùi hôi thối và độc hại một thời gian dài.
Tính chất của nước thải sản xuất bún chủ yếu là chất hữu cơ dễ phân hủy. Có các chỉ tiêu COD, BOD5, N,… vượt nhiều lần so với quy chuẩn cho phép.
Với tính chất như vậy nên chúng ta cần xử lý nước thải sản xuất bún trước khi xả thải ra ngoài môi trường. Tránh gây ra ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống của người dân xung quanh.
Gợi ý xử lý nước thải sản xuất bún
Thành phần chủ yếu có trong nước thải sản xuất bún là tinh bột và các chất hữu cơ dễ phân huỷ. Vì thế người ta thường áp dụng phương pháp sinh học để xử lý nước thải.
Phương pháp sinh học được ứng dụng để xử lý các chất hữu cơ hòa tan có trong nước thải. Cũng như xử lý một số thành phần ô nhiễm vô cơ khác như Nitơ, amoni, H2S…Dưới đây là 2 phương pháp được sử dụng phổ biến hiện nay:
Phương pháp sinh học hiếu khí
Phương pháp này gồm có xử lý theo sinh trưởng dính bám và sinh trưởng lơ lửng. Tuy nhiên người ta thường lựa chọn áp dụng quá trình sinh học lơ lửng có sục khí. Đặc biệt công nghệ aerotank.

Quá trình xử lý sinh học hiếu khí bao gồm 3 giai đoạn đó là:
- Oxy hóa các chất hữu cơ.
- Tổng hợp tế bào mới.
- Phân hủy nội bào.
- Các quá trình xử lý sinh học hiếu khí có thể xảy ra trong điều kiện tự nhiên hoặc nhân tạo.
Phương pháp sinh học kỵ khí
Vi sinh học kỵ khí hoạt động trong điều kiện không có oxy thành khí Metan. Có nhiều nhóm vi khuẩn tham gia vào quá trình sinh học kỵ khí tương ứng với các giai đoạn phân hủy như:

- Vi khuẩn thủy phân.
- Vi khuẩn lên men acid.
- Vi khuẩn axetic.
- Vi khuẩn metan.
Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động kỵ khí bao gồm độ pH và nhiệt độ của nước thải. Những yếu tố này ảnh hưởng mạnh đến quá trình biến đổi sinh học của vi sinh vật. Ảnh hưởng đến đặc tính nhiệt động học các phản ứng xảy ra trong môi trường kỵ khí.
Ngoài ra, các chất dinh dưỡng, độc tính của H2S, NH3… sẽ gây ức chế hoạt động của vi sinh vật kỵ khí.
Chúng tôi vừa chia sẻ đến các bạn về phương pháp xử lý nước thải sản xuất bún. Hi vọng bài viết đem lại nhiều thông tin bổ ích cho bạn đọc. Nếu bạn đang có nhu cầu tìm đơn vị xử lý nước thải uy tín, chuyên nghiệp. Hãy liên hệ với PH – EU qua hotline: 096 493 7777. Hoặc truy cập vào website: “ph-eu.com.vn” để được hỗ trợ sớm nhất!