Xử lý nước thải thuộc da

Nguồn phát sinh chất thải thuộc da

Nước thải thuộc da được phát sinh từ các nguồn: quá trình sản xuất, nước rửa dụng cụ, thiết bị, nhà xưởng, hóa chất rơi vãi. Trong đó, nước thải từ quá trình sản xuất là chủ yếu, các nguồn còn lại rất ít. Quá trình thuộc da gồm 4 công đoạn: hồi tươi, ngâm vôi, thuộc crom, nhuộm màu ăn dầu. Trong đó, các công đoạn khác nhau thải ra lượng nước thải khác nhau. Hồi tươi, ngâm vôi là 2 công đoạn phát sinh ra nhiều nước thải nhất. Các công đoạn khác nhau không chỉ khác nhau về lượng thải mà còn có những thông số ô nhiễm đặc trưng riêng.

THAM KHẢO THÊM:

Tính chất của nước thải thuộc da

Nói đến nước thải thuộc da có thể miêu tả bằng 2 từ: thối (S2-) và màu. Ngoài ra còn thêm đặc điểm nữa là độ mặn cao.

Nước thải từ ngành công nghiệp thuộc da có các các thông số BOD, COD, crom, chất rắn lơ lửng, độ muối … cao hơn tiêu chuẩn xả thải nước thải công nghiệp QCVN 40:2011/BTNMT hàng chục đến hàng trăm lần. Nguồn nước thải này nếu không được xử lý hoặc Xử lý nước thải thuộc da không triệt để, đổ thẳng ra môi trường, sẽ phá hủy hệ sinh thái và gây ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe cộng đồng.

Mặc dù biết là ô nhiễm, nguy hiểm như vậy, tuy nhiên, theo khảo sát tại các nhà máy, xưởng thuộc da thì hầu hết chưa có biện pháp nào xử lý được nước thải đạt tiêu chuẩn xả thải.

Nước thải thuộc da là loại nước thải khó xử lý. Thứ nhất là hàm lượn Ni tơ cao 300 – 500 mg/l. Thứ 2 là hàm lượng Ion Clorua cũng ở mức rất cao 5.000 – 30.000 mg/l. Trong môi trường nước mặn, các vi sinh vật (VSV) mất hoạt tính. Biến động về độ mặn sẽ dẫn đến những thay đổi về khả năng điều hòa áp suất thẩm thấu, quá trình trao đổi chất và thành phần sinh hóa của vi khuẩn. Vì thế, các hệ thống xử lý sinh học truyền thống thường không hiệu quả trong việc loại bỏ các chất ô nhiễm hữu cơ trong môi trường nước mặn.

Một số công nghệ xử lý nước thải thuộc da

  1. Nước thải –> Hồ chứa
  2. Nước thải –> Kỵ khí –> Hiếu khí
  3. Nước thải tách dòng crom –>Hóa lý –> Sinh học –> Hồ chứa
  4. Nước thải tách dòng crom –> Hóa lý –> Sinh học –> SNAP –> Hồ chứa

(Nói về quá trình SNAP 1 chút: Đây là hướng tiếp cận mới xử lý nitơ, đặc biệt đối với nước thải có hàm lượng nitơ cao và chất hữu cơ thấp.

SNAP viết tắt của “Single stage Nitrogen removal using Anammox and Partial nitritation” – quá trình xử lý nitơ kết hợp nitrit hóa bán phần và anammox trong cùng 1 bể phản ứng.

Một số quá trình có thể nghiên cứu thêm như: anammox, CANON, OLAND…

Ưu điểm SNAP:

  • Không tiêu thụ nhiều oxy, độ kiềm
  • Không phải bổ sung nguồn cacbon hữu cơ
  • Giảm diện tích mặt bằng xây dựng so với phương pháp truyền thống là phải có 2 bể cho 2 quá trình nitrat hóa và khử nitrat, tiết kiệm bể.
  • Bùn dư ít, giảm chi phí xử lý bùn dư.)

Nói về hiệu quả Xử lý nước thải thuộc da của các hệ thống XLNT trên:

  • Không đáp ứng tiêu chuẩn xả thải QCVN 40:2011/BTNMT cột B, cột A
  • COD, nitơ và ion clorua sau xử lý vẫn còn vượt tiêu chuẩn xả thải nhiều lần

Giải pháp nào cho xử lý nước thải ngành thuộc da

Một số lưu ý khi lựa chọn công nghệ xử lý:

  •  Nhập chung dòng thải hay tách dòng xử lý riêng?
  •  Làm thế nào để vi sinh thích nghi được với nước thải có độ mặn cao?
  •  Lựa chọn thời gian lưu như thế nào để xử lý được lượng nitơ dồi dào trong nước thải?
  •  Xử lý ion clorua bằng cách nào? Đặt ở đầu hay cuối quá trình xử lý?

Chia sẻ kinh nghiệm:

  • Nước thải của quá trình thuộc da đà điều thì có độ mặn khoảng 5000 – 6000 mg/l.
  • Nước thải của quá trình thuộc da trâu, bò thì độ mặn cao hơn, khoảng 10.000 – 30.000 mg/l.
  • Thiết bị nhanh bị ăn mòn và phá hỏng.
  • Ngoài ra, bùn của quá trình xử lý nước thải thuộc da thuộc loại bùn thải nguy hại nên cũng cần cân nhắc phương án xử lý bùn thải hợp lý.

Trên đây là một số thông tin về công nghệ xử lý nước thải da thuộc. Hy vọng sẽ giúp ích cho bạn. Nếu có nhu cầu xử lý nước thải vui lòng liên hệ với chúng tôi qua hotline: 096 493 7777 để được tư vấn hỗ trợ!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

096.493.7777
icons8-exercise-96 chat-active-icon